Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

7 bảy bài học vượt qua thách thức trong khủng hoảng

Một cuộc điều tra do Tiến sỹ Murat Alpaslan thực hiện đã chỉ ra rằng trước vụ khủng bố ngày 11/9, về cơ bản, các doanh nghiệp Mỹ vẫn chưa sẵn sàng đối mặt với khủng hoảng. Thậm chí, tồi tệ hơn, 4 năm sau ngày 11/9 hầu hết các doanh nghiệp Mỹ vẫn chưa chuẩn bị tâm lý ứng phó với khủng hoảng. Điều này trái ngược với những người từng trải qua những cuộc khủng hoảng lớn. Lúc nào cũng vậy, họ đều ước rằng mình đã chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để có thể đối phó với những thách thức tột đỉnh của khủng hoảng.


Theo định nghĩa, khủng hoảng đối với một tổ chức là một biến cố đặc biệt đe dọa đến sự tồn tại của tổ chức đó. Ít nhất là, nó gây ra những tổn thất về tài sản cũng như tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín của tổ chức đó. Nhưng những cá nhân, tổ chức và xã hội vượt qua được cuộc khủng hoảng đã rút ra những bài học lớn, và thậm chí, họ còn vươn mình mạnh mẽ và bền vững hơn thời kỳ trước đó.

Thật không may, đa số các nhà quản trị và các tổ chức chỉ chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó với một loại khủng hoảng nhất định, chủ yếu là các vụ hỏa hoạn và thiên tai. Một số ít tổ chức thậm chí còn sẵn sàng đối mặt với những nguy cơ tổn hại trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chủ đạo của họ, như thực phẩm bị hỏng hay bị xáo trộn. Hơn nữa, những doanh nghiệp có được tâm lý chuẩn bị như vậy hầu hết đều thuộc các ngành sản xuất cơ bản như thực phẩm và dược.

Để có thể đối mặt và vượt qua những thách thức này, những tổ chức thành công sau cuộc khủng hoảng đã nghiên cứu và áp dụng bảy bài học thiết yếu, dù không thể hoàn toàn làm chủ chúng. Những bài học này có thể giúp chúng ta dự đoán, lên kế hoạch và đối phó với những cuộc khủng hoảng, vốn là điều không thể tránh khỏi trong thế giới ngày nay.

Dưới đây là 7 bảy bài học thiết yếu giúp vượt qua những thách thức trong quá trình quản lý khủng hoảng. Hay nói cách khác, các cuộc khủng hoảng đòi hỏi chúng ta phải phát triển và thực hành những bài học sau:

1. Cảm nhận đúng:

Các cuộc khủng hoảng sẽ gây tổn hại lớn đến cảm xúc, do vậy, để có thể đối phó với khủng hoảng cần có năng lực cảm xúc đặc biệt, hay chỉ số IQ cảm xúc. Quản lý khủng hoảng (QLKH) hiệu quả đòi hỏi phải có năng lực cảm xúc tốt (ví dụ như sự nhạy cảm) và độ co giãn cảm xúc; nếu không có những năng lực này, hầu hết mọi người không có khả năng dự đoán được sự xuất hiện của những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, còn những người khác sẽ không có năng lực cảm xúc trong cuộc sống.

2. Tư duy đúng:

Khủng hoảng đòi hỏi chúng ta phải có năng lực tư duy sáng tạo và lý trí, nghĩa là chúng ta phải có năng lực tư duy ‘‘bên ngoài cái hộp”. Quản lý khủng hoảng hiệu quả yêu cầu phải có chỉ số IQ sáng tạo cao.

3. Cảm nhận đúng:

Quản lý khủng hoảng hiệu quả đòi hỏi khả năng đặc biệt về tinh thần, hay còn gọi là IQ tinh thần. Không có IQ này, cuộc chiến chống lại khủng hoảng sẽ trở nên vô nghĩa. Nhiều người đã mất đi ý chí và mục tiêu cuộc sống; nói tóm lại, hầu hết những cuộc khủng hoảng tàn khốc sẽ kéo theo một cuộc khủng hoảng khác, âm thầm hủy hoại sự tồn tại của chúng ta. Không gì có thể hủy hoại tâm hồn bằng sự tàn phá của khủng hoảng.

4. Kỹ năng xã hội và chính trị phù hợp:

Quản lý khủng hoảng hiệu quả đòi hỏi phải có chỉ số IQ về xã hội và chính trị đặc biệt. Điều này hoàn toàn cần thiết nếu chúng ta mong muốn trở thành người đi đầu trong quản lý khủng hoảng.

5. Kỹ thuật đúng:

Khủng hoảng đòi hỏi chúng ta phải biết được lượng thông tin tổng hợp với những kỹ năng tổng hợp; đó là chỉ số IQ kỹ thuật. Ví dụ, để có thể lừa gạt nhóm khủng bố, chúng ta phải học cách nghĩ giống như một kẻ hoảng loạn nhưng có kiểm soát để không trở thành một kẻ khủng bố đầy toan tính, hay một kẻ thần kinh không ổn định.

6. Tích hợp đúng:

Quản lý khủng hoảng đòi hỏi chúng ta phải tích hợp với những chỉ số IQ được đề cập ở trên; do vậy, chỉ số IQ tích hợp rất cần thiết. Nhận thức được điều này và làm sao để có được chỉ số IQ tích hợp là một trong những điểm quan trọng nhất và nổi bật nhất.

7. Chuyển giao đúng:

Nếu không có chỉ số IQ tích hợp thì ngày càng có nhiều người lao động trí óc và chuyên gia bị mất việc; không có chỉ số IQ tích hợp, nước Mỹ sẽ có tỷ lệ thất nghiệp lớn hơn. Cập nhật kiến thức và các chỉ số IQ mới là những yếu tố cần thiết; tôi gọi đây là chỉ số IQ mỹ học, vì nó giúp chúng ta nhìn nhận thế giới theo một cách khác.

Quản lý khủng hoảng không chỉ cần thiết cho các doanh nghiệp mà còn là điểm mấu chốt mà ai cũng nhận ra - thật sự cần thiết cho cảm xúc, tinh thần và sự tồn tại của chúng ta. Không một cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, thể chế hay xã hội nào có thể tồn tại lâu dài mà không có chiến lược quản lý khủng hoảng.


Nguồn VNEXPRESS

Vì sao sinh viên học không tốt:


1 năm có 365 ngày, trong đó có 52 ngày chủ nhật, thì sinh viên nghỉ ngơi. tức là còn 313 ngày.nghỉ he 50 ngày,thời tiết nóng thì ai mà học được.vậy là còn 263 ngày.8h ngủ một ngày là mất 122 ngày. còn 141 ngày.mỗi ngày dành 1h để chơi thể thao mất 15 ngày.còn 126 ngày. ăn uống 2h/ ngày mất 30 ngày, còn lại 96 ngày. 1h/ ngày để nói chuyện mất 15 ngày, còn 81 ngày.số ngày dành cho kỳ thi, kiểm tra là 35, còn lại 46.kỳ nghỉ lễ hội là 40, còn 6. 3 ngày/ năm là để buồn, còn 3. xem phim, đọc truyện mất 2 ngày là ít, còn 1 ngày chính là sinh nhật. chẳng nhẽ sinh nhật lại học được sao?

Thứ Tư, 5 tháng 5, 2010

Bí quyết để có mức lương mơ ước

Dù không thích việc phải thương thuyết với nhà tuyển dụng hoặc không coi trọng vấn đề tiền lương nhưng chỉ cần một chút khéo léo và cố gắng, bạn có thể làm tăng thu nhập hàng tháng cũng như các khoản trợ cấp khác của mình.


Bạn có thể áp dụng một số lời khuyên sau để đạt được mức lợi ích cao nhất khi thương lượng mức lương:

Không nên đưa ra một con số cụ thể trong cuộc phỏng vấn

Nếu bạn chủ động đưa ra một con số cụ thể trước, người phỏng vấn sẽ căn cứ vào đó để hạ thấp mức lương của bạn. Họ thường nói rằng đó là mức lương quá cao và đề nghị một con số khác nhỏ hơn. Ngoài ra, có thể bạn lại đề nghị một mức lương thấp hơn mong đợi của nhà tuyển dụng ( và họ sẽ rất vui mừng trong trường hợp này ). Người nói ra trước con số cụ thể sẽ khiến đối phương đề ra hành động có lợi hơn. Do đó, người phỏng vấn luôn muốn ứng viên sẽ nói ra điều này trước.

Để khắc phục tình huống này, bạn không nên đưa ra một con số cao chót vót với hi vọng nhà tuyển dụng sẽ tự động hạ thấp dần tới mức chấp nhận được. Họ sẽ cho rằng bạn không thực tế và cuộc thương lượng có thể thất bại trước khi thực sự bắt đầu. Tốt nhất, khi được hỏi về tiền lương, hãy hỏi lại người phỏng vấn rằng họ trả bao nhiêu cho vị trí tuyển dụng. Dù anh/ ta đưa ra con số bao nhiêu, hãy nói: "Đó là một điểm khởi đầu tốt" (và sau đó bạn có thể yêu cầu nhiều hơn).

Hãy hỏi thêm về những trách nhiệm công việc bởi nó ảnh hưởng tới tiền lương của bạn. Nhấn mạnh rằng đóng góp của bạn cho sự phát triển của công ty quan trọng hơn. Mẹo này giúp bạn chứng tỏ bạn là một thành viên trong nhóm và thực sự muốn cống hiến cho công ty. Nó có thể khiến nhà tuyển dụng thoáng hơn trong việc chi trả cho một nhân viên tâm huyết, muốn gắn bó với công ty.

Nếu các bước trên không mang lại hiệu quả, hãy áp dụng hình thức thương lượng " trọn gói". Bạn có thể đưa ra một mức lương bao gồm tiền lương cứng, thưởng, trợ cấp xăng xe, điện thoại… Nhà tuyển dụng sẽ không biết bao nhiêu phần trăm trong số đó là lương thực tế và bao nhiêu là phần lợi ích. Chú ý, tránh khoác lác " Công ty A sẵn sàng trả… để có được sự phục vụ của tôi" bởi công ty trả lương cho những giá trị hiện tại của bạn chứ không phải vì công ty khác.

Không thương lượng cho tới khi bạn nhận được một lời đề nghị qua văn bản

Giả sử bạn không nhận được một lời đề nghị rõ ràng và cụ thể qua văn bản trước khi bước vào vòng thương lượng, người phỏng vấn có thể tăng thêm 5 đồng trong lương cơ bản. Bạn vui mừng chấp nhận và kí hợp đồng ngay vì cho rằng mình được trả cao hơn mong đợi. Nhưng thực tế có thể bạn lại mất đi 10 đồng trong các khoản thưởng và trợ cấp ( những điều này lại không được người phỏng vấn nói đến). Ngược lại, nếu nhận được một văn bản đề nghị rõ ràng, bạn biết mình sẽ làm gì trong cuộc thương lượng.

Một khi nhận được lời đề nghị qua văn bản, hãy yêu cầu một thời gian ngắn để xem xét, cân nhắc. Dù thương thuyết không phải thế mạnh của bản thân nhưng nếu cố gắng, số tiền bạn nhận được sẽ nhiều hơn và kĩ năng thương lượng của bạn cũng tiến bộ hơn.

Nghiên cứu và lên kế hoạch cho "cuộc tấn công" của bạn

Để đề nghị một mức lương phù hợp, bạn cần biết vị trí công việc được trả ở khoảng nào. Hãy kiểm tra các thông kê về mức lương trực tuyến, qua báo chí. Tốt nhất là tìm hiểu thông qua mạng lưới quan hệ của bạn, hỏi những người làm công việc tương tự. Tìm ra mức cao nhất trong khoảng lương đó và đề nghị. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã tìm hiểu và bạn xứng đáng với con số cao nhất đó.

Kể cả khi bạn chưa đạt đến mức cao nhất đó, hãy mở rộng trách nhiệm của mình để phù hợp với nó. Ví dụ, nếu bạn là nhân viên marketing và có nền tảng bán hàng tốt, bạn có thể gánh vác thêm trọng trách của nhân viên bán hàng. Hãy đề nghị mức lương cao hơn vì rõ ràng công ty sẽ không tốn thêm ngân sách cho một nhân viên nữa khi bạn có thể đảm nhận cả 2.

Hiểu rõ điều bạn thực sự cần

Mỗi người đều có những nhu cầu khác ngoài tiền bạc. Bạn có thể lắng nghe lời khuyên từ bạn bè, nhưng rốt cuộc bạn là người thực hiện việc hàng ngày và bạn phải tự quyết định mình có thực sự thích công việc đó không. Không thống kê mức lương nào cho bạn biết điều đó. Một vài người đánh đổi tiền bạc để có thêm thời gian dành cho gia đình, một số người lại bỏ qua vấn đề tiền bạc để làm công việc thực sự cuốn hút họ.

Còn bạn, bạn có thể đánh đổi tiền bạc với điều gì? Hãy trung thực với bản thân. Tuy nhiên, cũng không nên từ bỏ việc có thêm tiền vì những lí do " lãng xẹt" như bạn không thích phải thương lượng, bạn ngại đề cập tới vấn đề tiền bạc, hay chưa có ai trong công ty làm như vậy… Sự kết hợp giữa khả năng của bản thân và kĩ năng thương thuyết tốt sẽ giúp bạn đạt được mức lương xứng đáng với mình.


VŨ VŨ - DÂN TRÍ

'Siêu phẩm' Nokia N8 chụp ảnh 12 'chấm' ra mắt

Đây là điện thoại đầu tiên của Nokia có camera lên đến 12 megapixel và quay video HD 720p.


Xem video các tính năng của Nokia N8: Giao diện tường trượt / Dùng Facebook / Kết nối với TV xem phim HD / Định vị GPS / Chơi game.
Smartphone N8 sử dụng chip ARM 11 tốc độ 680 MHz, màn hình cảm ứng đa điểm 3,5 inch 640 x 360, RAM 256 MB, ROM 512 MB, camera 12 megapixel hỗ trợ flash Xenon cùng khả năng quay video HD 720p. Những tính năng khác bao gồm cổng HDMI giúp kết nối với TV màn ảnh rộng, giắc cắm 3,5 mm, Bluetooth 2.1, Wi-Fi, A-GPS, bộ nhớ trong 16 GB và khe cắm thẻ microSD. Ngoài ra, thiết bị này còn cho phép kết nối trực tiếp đến các kênh truyền hình trên Internet như CNN, E! Entertainment, Paramount và National Geographic. (Xem clip quảng cáo)

N8 cũng là điện thoại đầu tiên chạy Symbian 3, hệ điều hành mà Nokia hy vọng có thể giúp hãng chiếm lại ưu thế trước các OS khác như Android và iPhone OS. Symbian 3 dễ sử dụng hơn nhiều so với các phiên bản trước đây cùng nhiều ưu điểm như hỗ trợ cảm ứng đa điểm, mạng xã hội và chạy đa nhiệm. Nokia sẽ xuất xưởng N8 vào quý III năm nay với mức giá khoảng 500 USD.


Nguồn VNEXPRESS

Hệ thống kế toán - Bí quyết tồn tại

Một khảo sát về doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa toàn cầu của HSBC cho biết, niềm tin của DN Việt Nam đã tăng và đạt mức cao nhất trong số các khu vực ở châu Á. Nhưng có một câu hỏi đặt ra là DN nhỏ cần làm gì để bảo đảm an toàn tài chính?

Cân đối tài khoản

Bước đầu tiên và quan trọng nhất đối với DN là bảo đảm sắp xếp hợp lý các tài khoản. Các DN nhỏ cần lưu giữ đầy đủ các chứng từ kế toán của mọi giao dịch. Chứng từ chính xác sẽ cho biết DN làm ăn có hiệu quả không và là cơ sở để tính toán lợi nhuận đóng thuế. Lưu giữ chính xác chứng từ không chỉ là một phương án tốt và một kinh nghiệm tối ưu, mà còn là một công cụ để kiểm soát DN, cho phép tiết kiệm chi phí, tránh trường hợp bị phạt do thanh toán chậm hay nảy sinh xung đột.

Tầm quan trọng của thuế

Khi mới mở DN hay DN đang hoạt động, chủ DN cần có những kiến thức cơ bản về thuế. Chuyên gia về thuế sẽ hỗ trợ vấn đề này. Nếu gặp khó khăn về khai báo lợi tức đóng thuế hay các vấn đề thuế thì nên gặp kiểm toán công chứng. DN cần đóng thuế đúng hạn và phải dành riêng một tỷ lệ quy định để trang trải nợ thuế DN. Nếu có khó khăn trong đóng thuế, hãy liên lạc với chi cục thuế địa phương. Một nguyên tắc vàng là thông báo thường xuyên cho cơ quan thuế về những vấn đề gặp phải.

Biết dự tính trước

DN nhỏ lên ngân sách và có dự báo đúng thì có thể lường được hầu hết những vấn đề về tài chính và khắc phục kịp thời. Một nỗi lo thường trực của DN nhỏ là thanh khoản sẽ cạn dần và các ngân hàng sẽ phong tỏa tín dụng. Vì vậy, mối quan hệ giữa chủ DN nhỏ và ngân hàng là rất quan trọng. Nếu gặp rắc rối trong thanh toán, hãy giải thích vì sao và cho ngân hàng biết khi nào sẽ thanh toán. Đừng tìm cách phớt lờ các khoản nợ, vì như vậy nợ nần sẽ tăng dần và làm tổn hại quan hệ với ngân hàng.

Duy trì quyền kiểm soát

Duy trì kiểm soát tín dụng là vấn đề rất quan trọng đối với DN nhỏ, nhất là những DN có tiềm lực tài chính hạn chế. Vì không thể thanh toán số tiền khách hàng còn nợ mà nhiều DN nhỏ có lãi đã buộc phải ngừng giao dịch. Có nhiều cách để tránh tình trạng này. Nếu khách hàng sắp giải thể hay tìm cách trì hoãn thanh toán thì cần cân nhắc kỹ xem có nên gia hạn tín dụng cho họ không. Nếu không chắc chắn, hãy kiểm tra lại thông tin tham khảo và hạng mức tín dụng.

Đánh giá từng khách hàng một cũng là một cách làm hiệu quả. Hãy quyết định giới hạn tín dụng trên đối với các khách hàng vì đây là khoản tiền có thể chấp nhận rủi ro và lấy đó làm căn cứ. Khi đã quyết định hạn mức và đã cấp hàng, cần bàn giao hàng và kiểm tra hàng hóa, sau đó gửi hóa đơn ngay.

Chứng từ và nhắc nhở

Chỉ cần duy trì được chứng từ rõ ràng, gọn gàng theo thứ tự ngày, tháng cũng đã mang lại hiệu quả trông thấy. Dù công việc này có nhàm chán đến mức nào đi nữa thì chủ DN nhỏ cũng phải dành thời gian hằng tuần để sắp xếp lại chứng từ và theo dõi những hóa đơn còn tồn đọng. Hãy bắt đầu từ những khoản nợ lớn và muộn nhất. Những khoản nợ lớn rất quan trọng vì việc thanh toán những khoản này sẽ luôn có tác động tích cực đối với luân chuyển tiền. Cũng phải luôn theo sát những khoản thanh toán chậm, cho dù khoản nợ đó có nhỏ đến mức nào.

Nếu đã quá hạn mà vẫn chưa được thanh toán thì phải có lý do. Lý do đó có thể chỉ đơn giản là thất lạc hóa đơn hay DN không có khả năng trả nợ và tìm cách tránh thanh toán. Rõ ràng chỉ những ai theo sát tình hình mới nhận được tiền.

Theo sát khoản nợ bằng cách gửi thư nhắc hay tốt nhất là gọi cho họ để xác nhận sẽ được thanh toán đúng hạn. Trong trường hợp khách hàng thanh toán trên tài khoản thì cần lập tức hoãn cấp tín dụng cho đến khi khoản nợ được thanh toán đầy đủ. Sau đó cần xác nhận đã nhận được tiền và yêu cầu thanh toán tiếp khoản còn lại. Tùy vào tình hình, bạn có thể thương lượng một phương án thanh toán riêng.

Tăng trưởng xanh

Nhiều chủ DN nhỏ rất ngại khi nghe những từ như “bền vững” hay “xanh” do liên tưởng đến những chi phí phát sinh. Điều mà nhiều người trong số này còn chưa biết là khi được coi là một DN “xanh” thì sẽ có một tác động tài chính tích cực. Nhiều người hiện nay chỉ chấp nhận quan hệ với những DN bền vững và minh bạch. Cái lợi lớn nhất là không cần tốn nhiều chi phí để DN của bạn thu được lợi nhuận.

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2010

Smart phone ấn tượng của Dell

Thông tin rò rỉ về chiếc điện thoại iPhone đời mới chưa kịp lắng thì trang Engadget lại tiếp tục “hé lộ” về bộ tứ điện thoại thông minh mới của Dell chạy trên hệ điều hành Windows Phone 7 và Android.
Lộ diện 4 smartphone ấn tượng của Dell


(Dân trí) - Thông tin rò rỉ về chiếc điện thoại iPhone đời mới chưa kịp lắng thì trang
Engadget lại tiếp tục “hé lộ” về bộ tứ điện thoại thông minh mới của Dell chạy trên hệ điều hành Windows Phone 7 và Android.


Dell Lightning.


Trong khi “Lightning” sử dụng phần mềm Windows Phone 7 mới nhất của Microsoft thì “Flash”, “Smoke” và “Thunder” chạy trên nền tảng Android của Google.



Dell Thunder.


Dell Thunder có thiết kế dạng thanh với màn hình OLED rộng 4.1inch, độ phân giải WVGA. Máy được trang bị camera 8 megapixel, hỗ trợ kết nối HSDPA. Theo nguồn tin của Engadget, Thunder được tích hợp ứng dụng Hulu để trình diễn video và show truyền hình. Tin đồn về Hulu đã xuất hiện từ khá lâu nhưng đây là lần đầu tiên dịch vụ chính thức được cài đặt trong điện thoại. Phiên bản LTD của Thunder sẽ có mặt trên thị trường trong năm 2011.



Dell Lightning chạy hệ điều hành Windows Phone 7, hỗ trợ kết nối HSDPA 7.2Mbps 3G. Máy có màn hình OLED rộng rãi 4.1", độ phân giải WVGA và camera 5 megapixel được hỗ trợ chức năng autofocus.



Lightning được tích hợp bộ vi xử lý 1GHz (QSD8250) Snapdragon, thẻ nhớ flash 1GB và RAM 512MB.




Dell Flash (trái) và Smoke.


Phiên bản FlashSmoke là dòng điện thoại bình dân. Flash sở hữu bộ xử lý 800MHz Qualcomm, RAM 512MB/512MB ROM, màn hình WVGA 3,5 inch. Máy hỗ trợ kết nối Bluetooth 3.0, Wi-Fi, GPS và ngõ xuất TV-out. Flash sẽ do AT&T bán ra thị trường vào đầu năm 2011.



Smoke cũng sở hữu các tính năng tương tự nhưng màn hình bị thu nhỏ chỉ còn 2,8 inch và máy được thiết kế bàn phím QWERTY. Bộ đôi này sẽ chạy hệ điều hành Android 2.2 và sẽ có mặt trên thị trường vào cuối năm nay.


N.H.

Theo TrustReviews

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2010

Thị trường smartphone đối mặt với khủng hoảng 'cắn xé'

Sức cầu bùng nổ dành cho những mẫu smartphone mới, giá thành rẻ hơn đã giúp cả thị trường di động phục hồi vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh để giành một chỗ đứng đáng kể trên mảnh đất béo bở này sẽ trở nên khốc liệt và nghiệt ngã hơn bao giờ hết vào năm 2010, khi mà rất nhiều gương mặt mới sẽ tham chiến.

 








Mô tả ảnh.
Sự tham chiến của những tân binh như Google sẽ khiến thị trường smartphone phải đối mặt với nhiều nguy cơ mới trong năm 2010. Nguồn: AP
"Thị trường smartphone sẽ trở nên siêu cạnh tranh vào quý IV năm nay", chuyên gia Neil Mawston của hãng nghiên cứu Strategy Analytics dự đoán. "Cuộc chiến này có thể là tin tức tốt lành cho người dùng, nhưng việc các hãng phải chạy đua về giá là chuyện không thể tránh khỏi. Điều đó sẽ đe doạ đến lợi nhuận của họ".


Hai gã khổng lồ Hàn Quốc là Samsung Electronics và LG Electronics, hiện đang đứng thứ 2 và thứ 3 thế giới về thị phần thiết bị di động, đều dự định tăng đáng kể doanh thu từ smartphone trong năm tới. Hiện smartphone chỉ mới chiếm một tỉ trọng rất thấp trong danh mục của họ, nhưng với sức nóng hầm hập của thị trường, việc Samsung và LG không thể tung ra smartphone nào "đáng mặt anh hào" sẽ bị coi là thất bại lớn.


Trong khi đó, các tân binh như Huawei và Dell đang dốc sức củng cố danh mục sản phẩm của mình. Những đối thủ mới, nguồn cung tăng mạnh, áp đảo sức cầu sẽ kéo tụt giá bán xuống để cạnh tranh và điều này không thật sự tốt cho một thị trường lành mạnh.


Tuần trước, thương hiệu smartphone lớn thứ 4 thế giới là HTC lo ngại họ sẽ là một trong những hãng đầu tiên phải hứng chịu hậu quả từ "sức ép cạnh tranh ngày càng tăng này". HTC dự đoán lợi nhuận quý I/2010 sẽ giảm.


"Những doanh nghiệp xây dựng được mối liên kết chặt chẽ giữa thiết bị và dịch vụ - giống như Apple và RIM sẽ thắng đậm trong năm nay", chuyên gia Jeff Blaber của CCS dự đoán. Trước đó, hãng nghiên cứu Strategy Analytics cho biết thị trường smartphone đã tăng trưởng 30% trong mùa Giáng sinh 2009, đạt mức 53 triệu máy. Đây là tỷ lệ tăng cao nhất từ trước tới nay mà một phần lý do là nhờ bức tranh kinh tế toàn cầu đã phần nào khởi sắc.


Gã khổng lồ xứ Phần Lan Nokia tiếp tục bán được nhiều smartphone hơn so với hai đối thủ đáng gờm là RIM và Apple gộp lại. Tổng cộng, Nokia đã xuất xưởng được 20,8 triệu smartphone trong quý IV vừa qua, tăng 38% so với cùng thời điểm này năm ngoái.


Nhờ sự ra đời của những mẫu điện thoại dành cho người dùng thường xuyên nhắn tin như E71 và E72, chỗ đứng của Nokia trên sân chơi smartphone đã được cải thiện rõ rệt. Doanh thu và lợi nhuận của hãng đều tăng cao hơn mức dự đoán của giới phân tích. Trong khi đó, giá bán trung bình của điện thoại Nokia lại giảm từ 190 euro xuống còn 186 euro (261 USD).


RIM đã bán được 10,7 triệu smartphone trong ba tháng cuối năm, giữ một khoảng cách an toàn so với doanh số 8,7 triệu máy của Apple. Bên cạnh lãnh địa truyền thống là Bắc Mỹ, RIM đang tích cực mở rộng sự hiện diện quốc tế của mình sang Tây Âu và một số khu vực của châu Á.

Trọng Cầm (Theo PCWorld)
 
Thống kê khách ghé thăm
© ndk 2009